Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản đã được các nghệ nhân, trà sư nâng tầm thành một thứ đạo của văn hóa, đạo của nghệ thuật tinh tế, vi diệu, mực thước. Cùng Chè Minh Cường tìm hiểu nhé.
1. Nguồn gốc Trà Đạo Nhật Bản
- Người Nhật bắt đầu biết đến cây trà từ khoảng thế kỷ 12, gắn với truyền thuyết về một nhà sư cao tăng Eisai sau khi sang Trung Hoa tham vấn tu học và mang giống trà từ Trung Hoa về trồng.
- Tiếp đó chính sư đã viết ra cuốn sách Kissa Yojoki) miêu tả mọi hiểu biết, câu chuyện và nghệ thuật của thú uống trà mà ông sưu tầm được. Công dụng thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với cái thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo, một sản phầm đặc sắc thuần Nhật.
- Lịch sử phát triển trà đạo Nhật Bản gắn liền với các trà sư, trà nhân nổi tiếng, chính họ, theo những cách của mình, nâng tầm trà đạo thành một văn hóa, một tôn giáo nghệ thuật cõi nhân sinh. Thế kỷ 16, trà sư Senno Rikyu là người đưa ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ. Senno Rikyu đã là thày dạy trà đạo cho Oda Nobunaga của thời Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên thì Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu khá phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời đó. Yabunouchi Jyochi là trà sư của chùa Honganji, ngôi chùa lớn nhất ở Nhật Bản. Theo Yabunouchi, Trà đạo nằm trong các hành động của bản thân.
- Khi mới phát triển nghệ thuật trà Nhật Bản, các trà nhân pha trà theo cách riêng của mình. Nhưng sau đó, các trà sư đã bắt đầu tạo ra cách pha trà chung. Nếu các phái khác nhau cũng chỉ khác nhau ở trên bề mặt nghi thức pha trà, còn đạo là duy nhất. Trà đạo Nhật Bản cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi. Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà. Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phươngTây.
Học trà đạo Nhật sẽ giúp thay đổi tính cách mỗi người
2. Sự phát triển của trà đạo Nhật Bản
- Với tố chất của mình, trải qua bao đời, được nhiều trí tuệ đóng góp xây dựng, thú uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ và luôn được hoàn thiện, nâng tầm thành một thứ tôn giáo văn hóa đậm chất dân tộc Nhật. Cần phải nhận thức rằng, với trà đạo Nhật Bản không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính và nhập định thiền để đạt giác ngộ, để nhận thức được bản thể, một phần tuyệt đối của chính ta trong cõi tạm nhân sinh này.
- Có dịp được thưởng thức trà đạo Nhật Bản và chứng kiến các nghi lễ, chúng ta hiểu hơn về văn hóa con người đất nước mặt trời mọc này. Khách và chủ trà khi thưởng thức các bước của một buổi tiệc trà đều phải ra rất cung kính, lễ nghi như cúi gập mình khi chào hỏi, lễ phép, khiêm nhường khi nói chuyện. Khi thực hiện từng hành động trong một chuỗi thao tác nhỏ của một buổi tiệc trà, ai cũng làm với một thao tác chỉn chu, cẩn thận và tự tại nhất. Vì thế, việc học trà đạo cũng như khiếu thẩm mỹ, sự cảm nhận nghệ thuật trong cách thưởng trà, và cái khuôn khổ trói buộc này, nếu có, nó cũng là một khuôn khổ sang trọng, kiểu như tư đeo trang sức trên người vậy.
- Cùng xem thêm video giới thiệu về Nghệ thuật Trà Đạo Nhật Bản nhé:
- Đọc thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét